Hội đồng Liên hợp quốc nhất trí: Môi trường trong sạch là quyền của con người

Hội đồng Liên hợp quốc nhất trí: Môi trường trong sạch là quyền của con người

Hội đồng Nhân quyền cũng chỉ định báo cáo viên đặc biệt để giám sát tác động của khủng hoảng khí hậu đối với các quyền con người.

Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết về môi trường sạch với số phiếu 43-0, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường khả năng cải thiện môi trường. Ảnh: Jerome Gilles/NurPhoto/REX/Shutterstock

Cơ quan nhân quyền chính của Liên hợp quốc đã bỏ phiếu áp đảo để công nhận quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là quyền con người, và chỉ định một chuyên gia để giám sát nhân quyền trong bối cảnh khí hậu đáng quan ngại.

Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết về môi trường trong sạch với số phiếu 43-0, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường khả năng cải thiện môi trường. Trong khi đó, bốn quốc gia thành viên gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nga bỏ phiếu trắng.

Bà Lucy McKernan, phó giám đốc vận động của Liên hợp quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nhận định biện pháp môi trường trong sạch là một “tiến bộ quan trọng” giúp giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu.

Bà phát biểu rằng: “Sự công nhận toàn cầu đối với quyền này sẽ giúp trao quyền cho các cộng đồng địa phương bảo vệ sinh kế, sức khỏe và văn hóa trước sự tàn phá môi trường, đồng thời giúp các chính phủ xây dựng luật và chính sách bảo vệ môi trường vững mạnh và chặt chẽ hơn.

Một nghị quyết khác đề xuất nhiệm kỳ ba năm cho vị trí “báo cáo viên đặc biệt”, người sẽ theo dõi “những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (bao gồm cả những thảm họa xảy ra đột ngột và từ từ) ảnh hưởng ra sao đến việc thụ hưởng đầy đủ và hiệu quả các quyền con người”.

Dự thảo được thông qua với số phiếu 42-1. Trong đó, Nga phản đối, còn Trung Quốc, Eritrea, Ấn Độ và Nhật Bản bỏ phiếu trắng.

Các cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày thứ hai của kỳ họp mùa thu của hội đồng 47 thành viên. Trong đó, cuộc bỏ phiếu đã thông qua việc một báo cáo viên đặc biệt đến giám sát quyền con người ở Afghanistan (một phiếu phản đối của Pakistan) và kết thúc nỗ lực giám sát quyền con người ở Yemen, đất nước bị chiến tranh tàn phá.

Nguồn: The Guardian

Đọc thêm: Cuộc thi Góp ý sửa đổi Luật Đất Đai – Bổ sung các điều khoản về môi trường và phát triển bền vững – Lần I.2021

ĐÓNG GÓP CHỮ KÝ Bảo tồn Bến En

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »