Các doanh nghiệp kéo dài khủng hoảng mất diện tích rừng

Các doanh nghiệp kéo dài khủng hoảng mất diện tích rừng

Đa số các công ty và tổ chức tài chính có ảnh hưởng đang hành động ít hoặc không làm gì với việc sụt giảm diện tích rừng – đang làm suy giảm các mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Các công ty và tổ chức tài chính có thế lực đang kìm hãm các hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu và có nguy cơ gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp của họ do không giải quyết được vấn nạn sụt giảm diện tích rừng nhiệt đới, theo báo Global Canopy tiết lộ trong báo cáo thường niên Forest 500 được công bố hôm nay. 

Việc sụt giảm diện tích rừng gây nên 15% lượng khí thải carbon toàn cầu, và tác nhân lớn nhất là nhu cầu về dầu cọ, đậu nành, thịt bò, da động vật, gỗ, bột giấy và giấy. Tuy nhiên, phần lớn các công ty lại thúc đẩy giao dịch những mặt hàng này, và các ngân hàng và cơ quan đầu tư lại đi tài trợ, các chính sách của họ về nạn mất rừng thì không thoả đáng hoặc họ chả có chính sách nào cả.

Bài báo cáo đã cảnh báo rằng các công ty và tổ chức tài chính hiện nay không hành động sẽ gặp khó khăn trong trong việc thực hiện các yêu cầu thẩm định mới có hiệu lực hoặc đang trong quá trình thực hiện tại Anh, khối EU và Hoa Kỳ. 

Thật tệ hại 

Báo cáo thường niên Forest 500 trong năm nay chỉ ra rằng một phần ba số công ty mà không có các chính sách bảo đảm cho sản phẩm của họ thì không gây nên việc sụt giảm diện tích rừng.

Trong số này bao gồm công ty sản xuất bơ Land O’Lakes ở Mỹ; pho mát của các công ty bơ sữa Pháp Groupe Lactalis và Groupe Savencia có nhãn hiệu bao gồm Président và Saint Agur; sản phẩm thời trang trong các cửa hàng TJ Maxx và TK Maxx (thuộc sở hữu của các công ty TJX có trụ sở tại Hoa Kỳ); Bata của Thuỵ Sỹ, nhà sản xuất giày hàng đầu thế giới về số lượng; và các thương hiệu thời trang Versace, Jimmy Choo và Michael Kors, thuộc sở hữu của Capri Holdings có trụ sở tại Anh.

38% số công ty còn lại thiếu đi các chính sách toàn diện về việc giảm diện tích rừng sẽ bao chứa toàn bộ các mặt hàng mang rủi ro về rừng. 

Niki Mardas, giám đốc điều hành của Global Canopy cho biết: “ Năm ngoái đã chứng kiến một diễn biến chính trị chưa từng có khi hơn 140 chính phủ đã nhận ra nhu cầu cấp thiết trong việc bảo vệ rừng.”

“Tuy nhiên hầu hết các công ty và tổ chức tài chính có khả năng nhất trong việc chống mất rừng lại đang thực hiện rất ít hoặc không làm gì cả. Khi các chính phủ tiêu dùng bắt đầu chuyển đổi những cam kết này thành các điều luật cứng và nhanh chóng, thì những doanh nghiệp không coi trọng việc sụt giảm diện tích rừng một cách nghiêm túc sẽ không lường trước được và đối mặt với những rủi ro thực sự”.

“Chấm dứt việc sụt giảm diện tích rừng do tác động nông nghiệp để giảm một nửa lượng khí thải và đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học vào năm 2030 không phải là một lựa chọn mà là điều cần thiết”

Danh mục đầu tư

Nigel Topping, Người ủng hộ cấp cao về Hành động chống biến đổi khí hậu ở COP26 đã nói rằng: “Giờ là lúc chúng ta tập hợp lại tham vọng toàn cầu trong việc thực hiện hoá Thoả thuận Paris.”

“Chấm dứt việc sụt giảm diện tích rừng do tác động nông nghiệp để giảm một nửa lượng khí thải và đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học vào năm 2030 không phải là một lựa chọn, mà là điều cần thiết đối với các công ty đã cam kết một cách đáng tin cậy trong việc không phát thải carbon dioxide nhằm thực hiện các cam kết dựa trên khoa học của họ.”

“Không có cách nào khác để kiểm soát 1.5 độ C mà không thực hiện điều đó. Các công ty có liên quan tới hệ thống lương thực trong toàn bộ chuỗi giá trị cần giải quyết vấn đề sụt giảm diện tích rừng để bảo vệ hoạt động kinh doanh trong tương lai của họ và tạo ra sự khác biệt trong việc bảo vệ rừng, động vật hoang dã và các cộng đồng phụ thuộc vào chúng, góp phần xoay chuyển hệ thống của chúng ta sang một tương lai tích cực với thiên nhiên.”

Bài báo cáo đã đánh giá và xếp hạng 350 công ty chuyên sản xuất, sử dụng, kinh doanh hoặc bán hàng hoá này với số lượng lớn nhất, và 150 ngân hàng, nhà đầu tư tổ chức và quỹ hưu trí lớn nhất cung cấp tài chính cho họ. 

Báo cáo giám sát xem liệu họ có công bố chính sách rõ ràng cho từng loại hàng hoá có rủi ro về rừng mà họ bộc lộ trong chuỗi cung ứng hoặc các danh mục đầu tư hay không, cùng với cách họ thực hiện và báo cáo về các cam kết của mình.

Những nhà quản lý tài sản

Nhiều người bỏ qua đậu tương, nó có thể là một thành phần ẩn trong thịt, cá, sữa và trứng, vì thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Những thương hiệu không có chính sách về vấn đề sụt giảm diện tích rừng cho sản phẩm đậu tương bao gồm hãng kem Häagen-Dazs của General Mills, mayonnaise Heinz (Kraft Heinz) và thanh kẹo Hershey (Hershey’s).

Các công ty đang đối mắt với những mối đe dọa trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ bởi sự sụt giảm diện tích rừng làm trầm trọng thêm các tác động khí hậu, dẫn tới mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến nguồn cung nước, từ đó mà ảnh hưởng tới điều kiện trồng trọt đối với các cây trồng hàng hoá, tác động đến nguồn cung và giá cả.

Bài báo cáo còn liên hệ việc sụt giảm diện tích rừng với lạm dụng nhân quyền, với việc người dân bản địa và cộng đồng địa phương thường không được sử dụng đất của họ. Không có công ty nào được đánh giá là có bước tiếp cận toàn diện để bảo vệ quyền con người,

Các tổ chức tài chính  đang cung cấp tổng cộng 5.5 nghìn tỷ đô la cho 350 công ty bị phơi bày nhất nguy cơ việc sụt giảm diện tích rừng trong chuỗi cung ứng của họ, nhưng những công ty ấy lại không sử dụng đòn bẩy này để thúc đẩy thay đổi.

Gần hai phần ba số công ty không có chính sách cụ thể về hàng hoá trong danh mục đầu tư của họ để giải quyết nguy cơ sụt giảm diện tích rừng, bao gồm 3 công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, BlackRock, Vanguard và State Street.

Hướng tới hàng hoá

Thậm chí những tổ chức tài chính cam kết hành động vì biến đổi khí hậu lại không thể nhận ra mối liên hệ giữa việc sụt giảm diện tích rừng với việc những mục tiêu của họ đang bị suy yếu. Bài báo cáo đã cho thấy 22 trên tổng số 150 tổ chức đã cam kết không phát thải carbon gây ảnh hưởng khí hậu nhưng tất cả vẫn tiếp tục tài trợ cho các công ty không có cam kết chấm dứt việc sụt giảm diện tích rừng, bằng cách hỗ trợ họ với tổng cộng số tiền 66,9 tỷ đô la.

Các chính phủ hiện đang đưa ra những yêu cầu cho các công ty phải thực hiện kiểm tra để đảm bảo không có hành vi phá rừng bất hợp pháp nào trong chuỗi cung ứng của họ. Vào tháng 11 năm 2021, Đạo luật Môi trường đã ban hành luật này ở Anh và chính phủ đang tham khảo ý kiến về phạm vi đầy đủ của các biện pháp. Luật thẩm định tương tự cũng đang được áp dụng tại Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ.

Các lãnh đạo từ 141 quốc gia sở hữu hơn 90% diện tích rừng trên thế giới đã ký một tuyên bố được đưa ra tại COP26 ở Glasgow cam kết rằng “ngăn chặn và đảo ngược tình thế tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030”.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, cho biết: “Các cử tri và người tiêu dùng Châu Âu… không còn muốn mua các sản phẩm gây sụt giảm diện tích rừng hoặc suy thoái rừng nữa”.

Tại COP26, hơn 30 tổ chức tài chính cam kết sẽ nỗ lực hết sức để loại bỏ việc sụt giảm diện tích rừng do hàng hóa ra khỏi danh mục đầu tư của họ vào năm 2025. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy chỉ có 4 trong số này nằm trong số 150 tổ chức có ảnh hưởng nhất đến lĩnh vực: Fidelity International; Legal & General Investment Management; Schroders; và Tập đoàn quản lý tài sản SuMi Trust.

Nguồn: The Ecologist

Dịch: Hien Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »